Hướng dẫn cách chống thấm bể nước ngầm, bể nước ăn, bể chứa hóa chất, bể xử lý nước thải chuyên nghiệp

Điện Nước Hưng Thịnh xin chia sẻ một số cách chống thấm bể nước ngầm, bể nước ăn, bể chứa hóa chất, bể xử lý nước thải hiệu quả cao, chuyên nghiệp, các bạn có thể tham khảo các nội dụng của bài viết dưới đây.

Như các bạn cũng biết bể nước là một nơi bộ phận cực kì quan trọng đối với mỗi hộ gia đình. Nó đóng vai trò quan trọng với từng mục đích sử dụng khác nhau từ bể chứa nước sạch, bể chứa nước thải, bể chứa hóa chất.

Và những loại bể này với các đặc tính sử dụng khác nhau sẽ có những nguyên nhân và tốc độ thấm nước khác nhau. Vậy đâu là cách xử lý bể nước bị thấm hiệu quả và triệt để, hãy cùng chúng tôi đi hết bài viết nhé.

Mọi thắc mắc của của các bạn có thể liên hệ hotline 0906.765.021 – 0911.048.049 cho chúng tôi, sẽ có nhân viên hỗ trợ tư vấn, báo giá chống thấm và giải đáp cho các bạn hoàn toàn miễn phí.

cach-chong-tham-be-nuoc-ngam-be-nuoc-an-be-xu-ly-nuoc-thai-be-chua-hoa-chat
Hướng dẫn xử lý thấm bể nước ngầm, bể chứa hóa chất, bể xử lý nước thải

Mục lục bài viết

Các thông tin cần biết trước khi chống thấm bể nước:

Bể nước hiện nay không chỉ dùng để chứa nước để ăn mà có thể sử dụng để chứa hóa chất, chất thải. Bể hoàn toàn nằm chìm bên trong lòng đất. Chúng không cần hệ thống thu nước mà có thể chạy trực tiếp từ đường dẫn vào bể cho đến khi bể đầy nước.

Với mỗi loại bể chứa được sử dụng với mục đích khác nhau như nước sinh hoạt, chứa hóa chất độc hại, chất thải,… sẽ có thời gian và mức độ bị thấm dột khác nhau.

Nhưng để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối khi sử dụng các loại bể nước. Cần trang bị cho các loại bể một hệ thống chống thấm chất lượng. Đảm bảo nước bên trong không rò rỉ ra bên ngoài và nước bên ngoài không xâm nhập vào trong.

Tầm quan trọng của việc sử dụng các cách chống thấm bể nước của Điện Nước Hưng Thịnh:

  • Khi chống thấm sẽ hạn chế được việc các hóa chất, chất thải, nước uống bị rò rỉ ra bên ngoài gây thất thoát là chuyện nhẹ nhưng gây ô nhiễm môi trường bên ngoài và thậm chí gây độc cho nguồn nước sẽ là chuyện lớn.
  • Hạn chế được các tác nhân gây hại đến các công trình nhà ở kế bên và sức khỏe của con người.
  • Giúp bể nước luôn hoạt động với năng suất tốt nhất và giảm thiểu được các khó khăn cho gia đình.
  • Giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa sau này khi hệ thống hư hỏng và nứt bể quá mứt.

Vậy khi nào cần thực hiện chống thấm, căn cứ vào đâu và nguyên nhân nào khiến bể bị thấm. Để chọn được phương pháp chống thấm mang lại hiệu quả cao, thợ thi công cần nhận diện được các dấu hiệu và nguyên nhân gây thấm dột.

Việc bể chứa nước ngầm bị thấm là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nấm mốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Bởi vậy việc chống thấm bể nước là điều hết sức cần thiết, phải được xử lý kịp thời và triệt để.

Vai trò của việc chống thấm bể nước

Dấu hiệu nhận biết bể nước bị rò rỉ:

Khi bể nước bị thấm sẽ có các dấu hiệu điển hành như sau:

  • Nước ngấm từ trên mái hay sân thượng xuống trần nhà bạn (đối với bể nước uống ở trên cao).
  • Nước hay hóa chất, chất thải từ bên trong bể rò rỉ ra bên ngoài gây dơ bẩn, ô nhiễm, chết cây cỏ xung quanh.
  • Nước từ bên ngoài ngấm vào bên trong gây dơ bẩn nguồn nước bên trong, dễ nhận biết ở bể nước uống.
  • Các vết lồi lõm và vết nứt lần lượt xuất hiện trên thành bể, đáy bể nước.
  • Rong rêu mọc xanh tươi trên thành bể bên vách ngoài…

Khi nhận thấy các dấu hiệu trên cần kiểm tra và thực hiện các cách chống thấm bể nước có hiệu quả cao nhất để hạn chế tối đa các sự cố hư hỏng nặng hơn cùng và ngăn cản các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và các công trình lân cận.

Nguyên nhân khiến cho bể nước ngầm bị thấm:

Trong quá trình sử dụng và chị nhiều ảnh hưởng sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho bể nước ngầm bị thấm và rò rỉ nước. Cụ thể:

  • Thi công bê tông đã không thể kiểm soát hết vị trí của băng cản nước, khiến chất lượng chống nước tại các khe co giãn và ở mạch ngừng không được tốt.
  • Không sử dụng thanh trương nở hoặc băng cản nước khi thi công xây dựng bể nước.
  • Quá trình đổ bê tông không được kiểm soát chặt chẽ về kỹ thuật khiến bê tông bị rỗng, dễ nứt bể gây rò rỉ nước.
  • Do các vật liệu thi công khi xây bể nước ngầm không được đảm bảo, vật liệu không chống thấm được.
  • Bể nước bị nứt do các tác nhân vật lý làm chấn động như phương tiện đi lại xung quanh công trình và các va chạm mạnh.
  • Do bể xuất hiện những vết nứt, khi vào mùa mưa nước ngấm và muối hòa tan sẽ từ từ ngấm vào bể nước ngầm và gây hư hại cho kết cấu của bể chứa.
  • Các bể chứa không được chống thấm ngay từ lúc ban đầu.

Để khắc phục và xử lý tình trạng bể nước bị thấm nước một cách triệt để. Việc tìm đúng và đủ các nguyên nhân khiến bể nước bị rò rỉ nước đóng vai trò rất quan trọng.

Nguyên nhân bể nước bị thấm bạn có biết?

Các loại bể nước cần được chống thấm:

Với từng loại bể với từng mục đích sử dụng khác nhau sẽ có quy trình và cách sử dụng vật liệu chống thấm tương đối khác nhau. Cụ thể:

Chống thấm bể chứa hóa chất:

  • Việc chống thấm bể chứa hóa chất là không thể xem nhẹ. Chống thấm bể chứa hóa chất tốt sẽ an toàn với sức khỏe con người, không ô nhiễm môi trường. Vì đây là loại bể được sử dụng để chứa hóa chất trong quá trình sản xuất tại nhiều công ty, xí nghiệp, công nghiệp…
  • Thông thường các bể hóa chất sẽ chịu tác động mạnh từ các loại hóa chất như HCL, NaOH, H2SO4, nước javen… Các hóa chất này chứa lâu ngày trong bồn, bể chứa sẽ bị ăn mòn và thấm ra ngoài môi trường.
  • Quy trình chống thấm bể chứa hóa chất cũng sẽ được thực hiện như quy trình chống thấm bể nước thông thường, chỉ khác ở vật liệu được sử dụng chống thấm.
  • Để chống thấm bể hóa chất, có thể sử dụng một số sản phẩm Sika gốc xi măng như: SikaTop Seal 107, Sikatop Seal 109, Aquafin 2k, Penetron Admix, Lớp Phủ Tinh Thể Thẩm Thấu Penetron, Seal Coat, Brushbond FLXIII, Mixseal 230, Nitocote CM210…
  • Cần sử dụng lớp composite để phủ lên lớp cuối cùng giúp ngăn chặn hóa chất thẩm thấu ra bên ngoài khi các lớp chống thấm khác có gặp sự cố.

Chống thấm bể nước ăn, sinh hoạt:

  • Bể chứa nước dùng để uống đóng vai trò trữ nước,cung cấp nước cho sinh hoạt rất quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Thường được đặt trên sân thượng, hay dưới lồng đất.
  • Để chống thấm cho bể nước uống cần sử dụng các vật liệu chống thấm có độ an toàn cao, không chứa hóa chất độc hại cho nguồn nước sử dụng của gia đình.
  • Các vật liệu chống thấm có thể dùng đến như: Sikament 2000 A, Sikament R4, Sika Waterbar, Sika swell S, Sika Hydrotite CJ, keo chống thấm các loại, phụ gia chống thấm, màng chống thấm, composite…
  • Quy trình chống thấm cho bể nước cũng giống như quy trình chống thấm các loại bể khác, chỉ khác ở việc vật liệu phải sử dụng là tuyệt đối an toàn không hại đến nguồn nước sử dụng của con người.

Chống thấm bể xử lý nước thải:

  • Bể chứa chất thải cũng được sử dụng phổ biến tại các công ty, xí nghiệp và nhà dân, là loại bể không thể thiếu trong thời đại dân cư đông đúc ngày nay.
  • Bể chứa chất thải có nhiều tạp chất, dung dịch kiềm, axit… có tính ăn mòn cao. Vì vậy, việc chống thấm cho bể xử lý nước thải là công đoạn bắt buộc khi tiến hành xây dựng bể chứa nước thải.
  • Việc này không chỉ giúp công việc xử lý nước thải diễn ra thuận lợi hơn mà còn giúp bảo vệ công trình xử lý nước thải bền vững hơn.
  • Công tác chống thấm bể xử lý nước thải cần tiến hành cẩn thận theo trình tự quy trình chung khi chống thấm bể nước. Cũng giống như bể chứa hóa chất, chống thấm cho bể chứa nước thải chỉ khác nhau ở phần sử dụng vật liệu chống thấm.
  • Các vật liệu chống thấm cho bể xử lý nước thải khá đa dạng, có thể kể đến như chống thấm tinh thể thẩm thấu penetron admix, màng chống thấm gốc xi măng Aquafin 2k, màng Brushbond FLXIII, Mixseal 230, Nitocote CM210, Seal Coat…
  • Khi tiến hành xây dựng và chống thấm bể nước thải cần sử dụng một số vật liệu để thi công khe co giãn hoặc mạch ngừng như: Băng Cản Nước Sika Waterbar, Thanh Trương Nở Hyperstop DB 2010 – Hyperstop DB 2015- Hyperstop DB 2519…
  • Với các vị trí cổ ống cũng cần sử dụng vật liệu chuyên dụng để chống thấm tốt nhất. Đây là những vị trí kết cấu bê tông khá yếu, vì vậy cần chú trọng chống thấm hơn.
Những loại bể nước hiện nay

Hướng dẫn cách xử lý bề mặt công trình trước khi thực hiện chống thấm bể nước:

Sau đây là cách chống thấm bể sinh hoạt, bể chất thải, bể chứa hóa chất với quy trình thi công đúng chuẩn kỹ thuật, cụ thể:

Xử lý bề mặt cần thi công chống thấm:

Để trát bể nước và chống thấm xử lý bể nước bị dò rỉ hiệu quả. Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi chống thấm bể phải đạt chuẩn yêu cầu sau:

  • Làm sạch sẽ, các vị trí bê tông rỗng, bề mặt bê tông kém chất lượng không được trát vữa xi măng.
  • Tiến hành đục sạch sẽ lớp vữa xi măng, ma via bê tông, để trơ bê tông bằng các dụng cụ máy đục, máy cắt, búa, đục nhọn, chổi sắt…
  • Có thể loại bỏ tạp chất bằng máy hút bụi và dùng thêm dung dịch làm sạch nếu cần thiết.
  • Sử dụng vòi xịt cao áp để loại bỏ bụi bẩn, cát, đất… trên bề mặt vết nứt.
  • Với các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) cần đục theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm. Sau đó vệ sinh sạch sẽ tạp chất cho toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm.
  • Dùng keo chống thấm hay các vật liệu chống thấm phù hợp để trám kín các khe nứt.
  • Đối với các đường ống thoát nước xuyên bê tông. Nên được định vị và lắp đặt lại bằng cách trám vữa.
  • Tùy theo từng vật liệu chống thấm mà nên để bề mặt bê tông khô tự nhiên hay phải cung cấp độ ẩm nhất định cho bề mặt bê tông.

Tiến hành trộn vật liệu chống thấm:

  • Với một số loại vật liệu hai hoặc 3 thành phần cần được phối trộn theo đúng tỷ lệ do nhà sản xuất khuyến cáo.
  • Ngoài ra, các vật liệu dạng bột khô cần pha với nước để tạo thành độ sệt mong muốn trước khi thi công.
  • Tùy theo từng vật liệu sử dụng mà có tỷ lệ pha khác nhau, và dù là vật liệu nào cần pha phải pha thật đúng, không yêu cầu pha thì phải sử dụng nguyên chất không làm trái hướng dẫn tránh mất cả chì lẫn chài.

Tiến hành thi công lớp lót:

  • Sau khi phối trộn vật liệu xong, có thể thi công một lớp lót mỏng lên bề mặt trước.
  • Cần chờ lớp lót khô sau đó tiến hành thi công bước tiếp theo.
  • Tùy theo từng loại vật liệu chống thấm chính mà lớp lót chống thấm có nên thi công hay không.
  • Lớp lót chống thấm chỉ nên quét với độ dày theo quy định, không quá dày cũng không nên quá mỏng.
xu-ly-be-mat-can-chong-tham-be-nuoc
Cách xử lý bề mặt bể nước trước khi thi công chống thấm

Cách thi công lớp chống thấm cuối của bể nước:

  • Sau khi lớp lót khô, dùng cọ và con lăn hoặc máy phun thi công lớp phủ lên bề mặt đã được thi công lót. Lớp phủ sẻ liên kết với lớp lót để tăng độ bám dính của sản phẩm lên bề mặt.
  • Lớp phủ có thể thi công hai hoặc ba lớp tùy theo yêu cầu thi công, lớp trước phải cách lớp sau từ 3 – 4 tiếng. Và lớp thứ 2 cần được quét vuông góc với hướng quét của lớp thứ nhất.
  • Khách hàng có thể lựa chọn thêm vật liệu composite. Đây là vật liệu để phủ lên bề mặt chống thấm sau khi thi công để tăng khả năng chống thấm cho bể hóa chất, bể chứa nước thải…

Chống thấm các điểm dễ thấm dột:

Thi công chống thấm tất cả các điểm dễ gây dột, để ngăn chặn tất cả các điểm thấm gây rò rỉ nước.

  • Chống thấm kết cấu bê tông mới.
  • Chống thấm khe nối thi công.
  • Chống thấm khe co giãn.
  • Chống thấm ống xuyên qua phần kết cấu bê tông mới.
  • Trám vá các vết nứt trên bề mặt bê tông chống thấm.
  • Sau khi đã hoàn thành thi công, thì cần tiến hành kiểm tra tình trạng rò rỉ có còn không.
  • Nếu vẫn còn thì cần tiến hành quét thêm lớp chống thấm thứ 3.
  • Nên bơm nước và ngâm tối thiểu 24 giờ để kiểm tra, quan sát. Và xác nhận kết quả xử lý chống thấm đã hoàn chỉnh chưa.

Bảo dưỡng bể nước sau thi công:

  • Việc bảo dưỡng rất cần thiết khi chống thấm bể xử lý nước thải, bể chứa hóa chất, bể nước uống. Bảo dưỡng tốt sẽ giúp bể có chất lượng tốt hơn, độ bền cao hơn.
  • Bảo dưỡng bể phụ thuộc vào vật liệu chọn để thi công chống thấm. Nếu chọn vật liệu nhanh khô mà không cần cấp ẩm thì thời gian bảo dưỡng sẽ ngắn hơn so với vật liệu cần cấp ẩm trong thời gian nhất định.

Hướng dẫn một số cách chống thấm bể nước phổ biến hiện nay:

Có rất nhiều vật liệu chống thấm hiện nay, nhưng để chống thấm chất lượng cho bể nước với các mục đích sử dụng khác nhau cần lựa chọn các vật liệu phù hợp và có độ kết dính, chống thấm nước cao. Cụ thể để có thể chống thấm cho bể nước, bể chứa chất thải, bể chứa hóa chất cần sử dụng các vật liệu chống thấm sau:

1. Cách chống thấm bể nước ngầm, bể nước ăn bằng Sika:

Chống thấm bể sinh hoạt bằng bê tông trộn phụ gia sika và vữa gốc xi măng polyme cải tiến 2 thành phần thi công lên mặt trong của bể. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm và được sử dụng để chống thấm cho các loại bể chứa bởi:

Ưu điểm của Sika chống thấm:

  • Không kén chọn bề mặt cần chống thấm dột triệt để.
  • Lớp màng chống thấm nước hiệu quả, tuổi thọ hàng chục năm.
  • Thi công dễ dàng, chống thấm tốt kể cả trên bề mặt không bằng phẳng, hay các góc cạnh.
  • Khả năng thẩm thấu cực tốt, kết tạo tinh thể bền chắc với chất liệu cần xử lý.
cach-chong-tham-be-nuoc-bang-sika
Cách xử lý bể nước bị thấm bằng sika

Quy trình chống thấm bể nước bằng sika:

Sika có thể sử dụng để chống thấm cho tất cả các bộ phận bên trong bể chứa nước cụ thể:

Bước 1: Chống thấm các bộ phận bên trong bể nước.
  • Chống thấm kết cấu bê tông bể nước mới bằng cách sử dụng Sikament 2000 AT hoặc Sikament R4 phụ gia hóa dẻo kết hợp với phụ gia chống thấm Plastocrete N với lượng dùng 0,4 lít trên 100 Kg xi măng giảm nước hiệu quả cao.
  • Chống thấm khe nối thi công bằng băng cản nước Sika Waterbar dạng V màu vàng, tấm PVC chống thấm đàn hồi, Sika Hydrotite loại CJ băng trương nở, sử dụng Sikaswell S để dán Sika Hydrotite CJ lên bề mặt bê tông, sử dụng phụ gia ức chế ninh kết bề mặt Rugasol C để tạo bề mặt nhám cho khe nối thi công…
  • Chống thấm khe co giãn bằng Sika Waterbars Yellow dạng O như một băng cản nước dạng tấm bằng vật liệu PVC, sử dụng Sikaflex Pro 2 HP là chất trám khe polyurethane một thành phần, sử dụng Sika Primer 3 được dùng trên nền bê tông trước khi thi công Sikaflex Pro 2 HP.
  • Chống thấm ống xuyên sàn bằng SikaSwell S2 để trám phần nhô ra hoặc dùng cho đường ống/đường dẫn xuyên qua kết cấu bê tông mới.
  • Trám vá bề mặt bê tông chống thấm bằng chất kết nối Sika Monotop 610 hoặc Sikadur 732, Sika Monotop R; sử dụng Refit 2000 phủ kín các lổ hổng và làm phẳng các bề mặt gồ ghề. Nếu bề mặt  bê tông có dấu hiệu bị nứt thì phải sửa chữa và trám kín trước khi thi công Sikatop Seal 107 chống thấm.
Bước 2: Chống thấm lớp cuối bằng sika top seal 107.
  • Trộn đều vữa gốc xi măng Sikatop Seal 107 theo tỉ lệ phần A: phần B=1:4.5 theo khối lượng.
  • Dùng chổi quét lớp chống thấm Sikatop Seal 107 thứ nhất.  
  • Thời gian bảo dưỡng lớp thứ nhất là 12 giờ hoặc hơn thì cần làm ướt bề mặt trước khi thi công lớp kế tiếp.
  • Tiếp theo thi công quét lớp thứ hai bằng bay lên trên và vuông góc với lớp thứ nhất.
  • Với nền bê tông không tốt, xuất hiện các vết nứt nhỏ hơn 0.2 mm, cần kết hợp với tấm sợi thủy tinh gia cường, đường kính mắt lưới 4mm trong lớp Sikatop Seal 107.
  • Tất cả các vết nứt rộng hơn 0.2 mm phải được xử lý bằng cách bơm nhựa epoxy có độ nhớt thấp như Sikadur 732.
  • Hoàn thiện bề mặt bằng cách chà miếng bọt biển khô và mềm lên bề mặt nếu cần.

Lưu ý khi chống thấm bể nước bằng Sika:

  • Vì diện tích chịu áp lực nước cao, nên cần thi công lớp Sikatop Seal 107 chống thấm với độ sệt nhất định được thi công bằng bay thép phẳng cho tới khi đạt được bề mặt hoàn thiện phẳng.
  • Định mức tiêu thụ sikatop seal 107 chống thấm: – Tối thiểu hai lớp khoảng 2.0 Kg/m2 cho mỗi lớp – khoảng 4Kg/m2 cho độ dày khoảng 2.0 mm cho 2 lớp – khoảng 6Kg/m2, cho độ dày khoảng 3.0 mm cho 3 lớp.
  • Thời gian bảo dưỡng tối thiểu cho công trình sau chống thấm là 24 giờ để tránh bề mặt chưa kết dính hoàn toàn đã bị hư hại.

2. Cách chống thấm bể nước sinh hoạt, bể nước ngầm bằng keo chuyên dụng:

Keo chống thấm có độ kết dính cao với bê tông và các loại vật liệu xây dựng khác.

Thường được sử dụng để hàn gắn các đường nứt, khe lún, cũng cố chất lượng của kết cấu và có độ cản nước cao. Được thợ chống thấm chuyên nghiệp sử dụng phối hợp linh hoạt với các vật liệu chống thấm khác mang lại chất lượng chống thấm cao cho tất cả các công trình hiện nay.

Keo chống thấm xử lý bể nước bị nứt gây thấm

Ưu điểm của keo chống thấm:

  • Keo chống thấm có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước từ ngoài vào, có bề mặt chống thấm bốc hơi một cách dễ dàng, không bị đọng nước.
  • Có độ bám dính cực tốt với bê tông cùng khả năng kháng kiềm tuyệt đối, chịu được mài mòn, nước mặn.
  • Keo chống thấm có khả năng kháng nước, chống thấm cao với độ bền tốt trên 15 năm, không chứa hóa chất độc hại, an toàn cho người sử dụng.
  • Phù hợp chống thấm cho mọi bề mặt.

Quy trình chống thấm bể nước bằng keo chống thấm:

  • Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như kim bơm keo, máy bơm keo hoặc cọ, máy phun, găng tay chống thấm, kính bảo hộ.
  • Vệ sinh thật sạch và xử lý thật kỹ khu vực cần thi công. Rút hết nước ra khỏi bể và để bể khô tự nhiên. Hoặc nếu thời gian thi công có hạn thì có thể sử dụng các biện pháp làm khô, sấy…
  • Trộn keo epoxy theo tỉ lệ 1:1.
  • Khi bề mặt thi công đã khô hoàn toàn thì chít keo lên. (Tùy thuộc vào bề mặt, vật liệu mà nhà sản xuất sẽ có những khuyến cáo khác nhau về cách sử dụng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất).
  • Chít keo đã chọn lên toàn bộ bề mặt cần dán. Đối với gạch ốp bể nước ăn thì chít keo lên 10% diện tích mặt sau viên gạch.
  • Nếu sử dụng keo AB cũng phải pha theo tỷ lệ 1:1 hoặc lỏng hơn 1 chút, sau đó dùng dao chít hay bay trét mastic để quét hợp chất epoxy lên bề mặt dán.

3. Cách chống thấm bể nước ngầm, bể nước ăn bằng epoxy:

Sử dụng Epoxy gốc dung môi để chống thấm cho bề mặt bể nước sau khi hoàn thiện. Là một cách tạo lớp chống thấm hoàn hảo cho hệ thống chống thấm chất lượng hơn.

Cách xử lý bể nước bị thấm epoxy

Ưu điểm của Epoxy khi chống thấm bể nước:

Chống thấm bể nước bằng Epoxy là phương pháp mới được nhiều thợ chống thấm lựa chọn vì những ưu điểm:

  • Khả năng chống thấm cao.
  • Tăng tính thẩm mỹ cao cho bể nước, đặc biệt là bể nước uống.
  • Tiết kiệm lớp sơn phủ lòng bể hoặc lớp gạch men.
  • Không độc hại cho nguồn nước sử dụng.

Quy trình chống thấm bể nước bằng Epoxy:

  • Sau khi bề mặt bê tông đổ được 2 tuần, tiến hành vệ sinh sạch sẽ, xả nhám và trám vá bề mặt thành bể, lòng bể nếu có hiện tượng bị lõm một vài vị trí.
  • Sử dụng con lăn rulo chuyên dụng để lăn đều lớp sơn lót Epoxy lên bề mặt thi công.
  • Phủ 2 lớp sơn Epoxy chống thấm bề mặt, thông thường chúng ta hay chọn loại màu xanh lam.
  • Sử dụng sơn Epoxy, kết hợp với các vật liệu chống thấm trám khe khác sẽ giúp tăng chức năng chống thấm cho toàn hệ thống bể nước.

4. Cách chống thấm bể chứa nước bằng Maxka:

Maxka là loại vật liệu có khả năng thẩm thấu tạo thành màng liên kết không cho nước thấm qua. Hợp chất chống thấm này có thể ngấm sâu gần 1 mét dưới nền bê tông được áp dụng xử lý các vấn đề rò rỉ do vết nứt hoặc do kết cấu bê tông rất hiệu quả.

Ưu điểm của Maxka:

  • Có khả năng chống thấm cao.
  • Không chứa hóa chất độc hại gây hại cho nguồn nước sử dụng.
  • Tạo một hệ thống chống thấm chất lượng cho bể nước tại các điểm thấm như cổ ống xuyên sàn, vách tường bể nước…

Quy trình chống thấm bể nước bằng Maxka:

  • Đảm bảo không còn bất kỳ tạp chất nào còn sót lại trên bề mặt cản trở khả năng bám dính của vật liệu chống thấm.
  • Sau khi thi công xong lớp bê tông cốt thép và lớp lót chống thấm tiến hành thi công lớp màng phủ chống thấm.
  • Dùng bay trát hỗn hợp Maxka lên diện tích quanh ống, miết thật chặt. Tô phủ 2 lớp vữa chống thấm lên bề mặt, mỗi lớp dày 2mm.
  • Tô phủ lớp thứ 2 ngay sau khi lớp thứ nhất khô, sau đó phủ lớp vữa bảo vệ thật nhão, dày 10mm lên trên.
  • Nên thi công giật lùi để tránh giẫm lên bề mặt mới thi công còn ướt.
  • Đối với mạch tường, quét lớp vữa loãng Maxka chuyên dụng cho mạch tường và sàn.
  • Dùng băng trương nở Maxka để quấn quanh ống, khớp mí cẩn.
  • Sau khi thi công 12 giờ, cần bảo dưỡng bề mặt thi công bằng nước.
cach-chong-tham-be-nuoc-ngam-be-nuoc-an-bang-maxka
Cách xử lý thấm bể nước bằng Maxka

5. Cách chống thấm bể nước ngầm, bể nước sinh hoạt bằng màng chống thấm:

Các loại màng chống thấm trở nên rất hữu dụng để chống thấm cho bể nước ngầm. Không chỉ bởi tiện lợi mà tính ứng dụng cũng rất cao được thợ chống thấm hiện nay ứng dụng rất nhiều.

Ưu điểm của màng chống thấm:

  • Có khả năng chịu nhiệt, chống thấm rất cao.
  • Các loại màng chống thấm này có khả năng chống thấm là tuyệt đối, không chứa hóa chất độc hại.
  • Đem lại hiệu quả chống thấm cao và an toàn cho bể nước ăn hay bể nước ngầm.

Quy trình chống thấm bằng màng chống thấm:

  • Vệ sinh bề mặt chống thấm đạt chuẩn theo khuyến cáo.
  • Dùng lu sơn để quét lớp tạo dính sao cho mỏng và đều, phủ kín bề mặt bê tông.
  • Sau khi lớp tạo dính lót khô tiến hành dán màng chống thấm, đảm bảo bề mặt dán hoặc khò được úp xuống dưới. Trải kín các cuộn màng vào vị trí cần thi công chống thấm.
  • Với phương pháp khò nóng, cần lướt ngọn lửa liên tục, đều và nhanh tay để nguồn nhiệt được phân bổ đồng đều, không tạo lỗ khí.
  • Với phương pháp dùng màng dán lạnh, sau khi trải đều màng dán lên bề mặt, tiến hành thi công lớp vữa cán sàn bằng xi măng + cát lên trên màng dán lạnh.
  • Sử dụng thiết bị bay để miết mạnh tại các vị trí yếu như cổ ống, góc tường, khe co giãn… phải gia cố nhằm kéo dài chất lượng bám dính cũng như nâng tuổi thọ cho nàng lên cao hơn.
  • Khi xuất hiện bọt khí trên màng đã thi công cần đâm thủng khu vực đó bằng vật nhọn cho khí thoát hết ra ngoài. Tiếp đó, dán đè tấm mới lên với biên độ chồng mí khoảng 50 mm
  • Cần tiến hành ngay lớp bảo vệ cho phần màng đã chống thấm để bảo vệ lớp màng tránh bị rách khi gặp các tác động mạnh.
  • Kiểm tra lại bề mặt sau khi thi công công bằng việc ngâm nước và nghiệm thu.

6. Cách chống thấm bể nước bằng các sản phẩm gốc xi măng:

Có thể chống thấm bể nước ngầm bằng phương pháp sử dụng các sản phẩm gốc xi măng như Quicseal 144, Quicseal 104s, Quicseal 104…

Ưu điểm của sản phẩm gốc xi măng:

  • Phối hợp dễ dàng với các vật liệu xây dựng khác.
  • Có khả năng chống thấm vượt trội cho mọi công trình, lại dễ dàng thi công.
  • Có khả năng ngăn ngừa tình trạng muối hóa, ăn mòn, nồm ẩm, giúp bề mặt luôn sạch đẹp.
  • Giá thành rẻ hơn so với đa phần các loại vật liệu chống thấm khác.

Quy trình chống thấm bể nước bằng sản phẩm gốc xi măng:

  • Bão hoà nước là việc cần làm trước khi thi công quét sản phẩm gốc xi măng, nó giúp sàn bê tông không bị háo nước, không ảnh hưởng đến khả năng thấm sâu vào thân bê tông.
  • Tiến hành bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng và Sika latex/ latex TH và quét lớp chống thấm mỏng.
  • Dán lưới thuỷ tinh bo góc với bề rộng từ 10cm đến 15cm.
  • Tiến hành thi công lớp chống thấm từ trên xuống dưới theo chiều vuông góc. Lớp sau quét sau khi lớp trước đã khô (khoảng 2 đến 24 giờ). Độ dày mỗi lớp là 1mm với liều lượng từ 1kg đến 2kg.
  • Thi công từ 2 đến 3 lớp chống thấm để đảm bảo bề mặt được phủ kín.
  • Khi sơn hoàn thiện, nên phủ lớp vữa bảo vệ gồm xi măng và cát lên bề mặt chống thấm.
  • Sau khi áp dụng cách quét nước xi măng chống thấm xong phải che đậy và bảo dưỡng.

7. Cách chống thấm bể nước bằng phụ gia chống thấm:

Đây là một phương pháp chống thấm phổ biến sử dụng trên nhiều loại công trình khác nhau. Giúp ích rất nhiều cho công trình chống thấm bởi nhiều ưu điểm.

Ưu điểm của phụ gia chống thấm:

  • Điều chỉnh tốt thời gian đông kết.
  • Tăng độ kết dính, độ đặc mà không cần thêm nước.
  • Đem lại giá trị kinh tế lớn cho các công trình cần nhiều khối bê tông như đê kè; kênh, hồ nhân tạo…
  • Tạo độ giãn nở ổn định cho bê tông sau khi hoàn thành. Giúp công trình ít bị các tác động của thời tiết, khí hậu ảnh hưởng.
  • Tăng độ bám, kết dính của các thành phần vật liệu trong công trình như cốt thép.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho công trình bởi phụ gia chống thấm giúp tạo ra các bề mặt nhẵn; không bị hở, nứt; khó bị nước xâm nhập làm mòn kết cấu.

Quy trình chống thấm bể nước bằng phụ gia chống thấm:

  • Xử lý bề mặt trước khi chống thấm thật bằng phẳng, bề mặt bê tông phải được làm sạch, đặc chắc, không dính dầu mỡ, bụi xi măng và các tạp chất bám dính khác.
  • Cát trát phải được sàng kỹ qua lưới sàng 1.5×1.5mm, tránh lẫn các tạp chất như rác, đất, bùn bẩn… các tạp chất này phải được loại bỏ để khi trát bề mặt trát mới phẳng không bị nứt, hay bị “nổ” bề mặt trát.
  • Tiến hành chống thấm ống xuyên sàn kết nối chặt với bê tông và tăng khả năng chống thấm ngay tại vị trí tiếp giáp.
  • Tiến hành trộn thật đều xi măng, đá mi và CT-11B cho vừa độ nhão.
  • Trám hỗn hợp này thật chặt vào khe tiếp giáp lên trên bề mặt bê tông.
  • Chỉ trộn CT-11B và canh chỉnh cho vừa độ nhão, không được thêm nước.
  • Hỗn hợp đạt độ cứng cao nhất sau 21 ngày. Sử dụng sản phẩm xi măng được biến tính (trộn) bằng CT-11B không cần phải bảo dưỡng nước, chỉ để khô tự nhiên trong không khí.
cach-chong-tham-be-nuoc-bang-phu-gia-chong-tham
Cách xử lý bể nước bằng phụ gia chống thấm

8. Cách chống thấm bể nước ăn, bể nước ngầm bằng bọc phủ Composite FRP:

Đây là lớp chống thấm thường được sử dụng để thi công lớp cuối cùng cho hệ thống chống thấm, tăng khả năng chống thấm cao cho bể nước.

Ưu điểm của vật liệu composite:

  • Sử dụng bọc phủ composite FRP giúp công trình có tính thẩm mỹ cao. Composite rất dễ cắt uốn và tạo được nhiều kiểu khác nhau, có nhiều màu sắc lựa chọn.
  • Vật liệu composite là vật liệu an toàn, không dẫn điện, giá thành rẻ nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng
  • Chịu được sự ăn mòn của hóa chất kể cả hóa chất cực mạnh, chịu nhiệt, chịu ẩm, chịu rung chịu va đập… Mang lại hiệu quả cao trong thời gian dài sử dụng.
  • Có tính chất ưu việt như chống tia UV, chống oxy hóa, chống tác động xấu của môi trường thời tiết và cả sự ăn mòn cao của axit…
  • Liên kết tốt với mọi vật liệu giúp vật liệu được phủ gia tăng tuổi thọ 10-20 năm.
  • Không gây ô nhiễm môi trường, không chứa hóa chất độc hại. An toàn cho sức khỏe của người dùng.

Quy trình cách chống thấm bể nước bằng bọc phủ composite FRP:

  • Tính toán chính xác số lớp thủy tinh cần thiết cho từng vị trí.
  • Trộn lớp lót theo đúng tỉ lệ được tính toán sẵn.
  • Phủ 1 lớp nhựa/keo chống thấm lót mỏng, theo đúng tiêu chuẩn quy định.
  • Đợi khô và phủ lớp lót tiếp theo.
  • Cắt sợi thủy tinh theo đúng kích thước trong bản vẽ.
  • Trộn lớp nhựa nền theo tỉ lệ quy định.
  • Dán sợi thủy tinh lên bề mặt, không để bị phồng hay có bọt khí.
  • Tiến hành lăn nhựa.
  • Tiến hành làm các lớp sợi thủy tinh tiếp theo, cho tới khi đủ số lớp yêu cầu của khách hàng.
  • Kiểm tra những vị trí nào lồi lõm, vật dụng hay vụn vữa… tiến hành lăn phủ lớp bề mặt.
  • Chờ lớp bề mặt trên cùng khô hoàn toàn.
  • Tiến hành vệ sinh công trình sạch sẽ, và nghiệm thu công trình.
cach-chong-tham-be-nuoc-bang-composite-FRP
Cách xử lý bể nước bị thấm bằng composite FRP

9. Cách chống thấm bằng keo trương nở gốc polyurethane:

Keo trương nở giúp khắc phục các nhược điểm của vữa đông cứng nhanh. Được sử dụng để chống thấm tối ưu cho bể nước.

Ưu điểm của keo trương nở:

  • Khi gặp nước sẽ nở ra gấp nhiều lần do đó sẽ ngăn chặn được các dòng nước thấm một cách rất dễ dàng.
  • Có khả năng đàn hồi nên nếu như vết nứt chuyển vị thì khả năng chống thấm của keo vẫn có thể sẽ được đảm bảo.

Quy trình chống thấm bể nước bằng keo trương nở:

  • Xác định vị trí, kích thước điểm thấm, vệ sinh bề mặt rò rỉ nước theo tiêu chuẩn khuyến cáo.
  • Dùng máy khoan chuyên dụng khoan lỗ đường kính Ø13mm thẳng đứng tại ngay tại vị trí chính giữa điểm thấm nước cục bộ.
  • Đóng các packê đầu kim van một chiều SL-10 có đường kính Ø13mm và dài 90mm vào lỗ khoan.
  • Đóng Packê vào lỗ khoan sao cho phần roan su được cắm sâu vào bên trong.
  • Dùng cờ lê xiết chặt đầu Packê cho tới khi valve bám chặt vào bê tông.
  • Gắn đầu ống bơm của máy bơm chuyên dụng vào các packe chờ sẵn.
  • Dùng thiết bị bơm chuyên dụng bơm keo PU SL – 668 dưới áp lực cao vào trong lòng bê tông.
  • Bơm tới khi thấy keo  PU SL – 668 tràn ra bên ngoài thì ngừng bơm. 
  • Để keo PU sau khi bơm kết tinh trong vòng 24h trước khi tháo bỏ packê.
Cách xử lý bể nước bị thấm bằng Polyurethane

Để chống thấm chất lượng cho bể nước uống, bể nước chứa nước thải, bể chứa hóa chất cần sử dụng đúng loại vật liệu chống thấm. Chuyên gia, những người có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp cho bể nước có một hệ thống chống thấm chất lượng, an toàn và bền bỉ nhất.

Cách chống thấm bể xử lý nước thải an toàn, hiệu quả:

Bể xử lý nước thải là công trình quan trọng bắt buộc phải có của khu công nghiệp, nhà máy.

Bể xử lý nước thải chứa nhiều những hóa chất, dụng dịch axit, kiềm tạp chất…với tính ăn mòn cao vì thế công đoạn xử lý chống thấm là công đoạn bắt buộc phải có.

Vật liệu chống thấm bể xử lý nước thải:

Vật liệu chống thấm cần phù hợp với tính chất của bể chứa chất thải, cũng là công đoạn quan trọng trước khi tiến hành thi công, giúp quá trình chống thấm đạt tiêu chuẩn nhất.

Vật liệu chống thấm bể xử lý nước thải

Một số loại vật liệu chống thấm bể xử lý nước thải hiệu quả:

Các sản phẩm được xử lý thấm bể xử lý nước thải phổ biến trên thị trường:

  • Sản phẩm Chống Thấm Tinh Thể Thẩm Thấu Penetron Admix.
  • Màng Chống Thấm Gốc Xi Măng Aquafin 2k.
  • Màng Seal Coat.
  • Màng Nitocote CM210.
  • Màng Brushbond FLXIII.
  • Màng Mixseal 230.

Đi kèm với các sản phẩm chống thấm là các vật liệu chống thấm khe co giãn, mạch ngừng trong xử lý bể xử lý chất thải bị thấm:

  • Thanh Trương Nở Hyperstop DB 2010.
  • Thanh Trương Nở Hyperstop DB 2015.
  • Thanh Trương Nở Hyperstop DB 2519.
  • Băng Cản Nước Sika Waterbar.

Nên chú ý xử lý chống thẩm cổ ống bằng vật liệu chống thấm chuyên dụng vì đây là vị trí có kết cấu bê tông yếu.

Lưu ý khi lựa chọn vật liệu chống thấm bể xử lý nước thải đúng cách:

  • Chọn vật liệu chống thấm có độ bền cao.
  • Có khả năng chống ăn mòn từ hóa chất cao.
  • Chịu được áp lực, va đập.
  • Có khả năng kháng hóa chất.
  • Ngăn ngừa được sự hình thành của vi khuẩn.

Quy trình tiến hành chống thấm bể xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn:

cach-chong-tham-be-xu-ly-nuoc-thai
Cách xử lý thấm bể xử lý nước thải hiệu quả

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công.

  • Vệ sinh bề mặt thi công trước khi tiến hành chống thấm cần: làm sạch mặt đáy bể xử lý nước thải, đảm bảo thành bể phải đặc chắc, khô thoáng, sạch sẽ không tạp chất.
  • Đối với bề mặt bê tông mới cần kiểm tra độ tuổi, bít trám kín các điểm lồi lõm.
  • Đối với bể xử lý chất thải đã cũ: làm sạch rêu nấm, chất bẩn bám ở bề mặt bể, tiến hành trám lại vết nứt.

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu và pha trộn.

  • Đọc hướng dẫn sử dụng cách pha vật liệu chống thấm cho những vật liệu có 2, 3 thành phần.
  • Đối với những vật liệu dạng bột khô, trước khi tiến hành cần phan với nước để có được độ sệt như ý.

Bước 3: Tiến hành quét lớp sơn lót.

Sau khi tiến hành pha trộn vật liệu theo bước 2 ta tiến hành sơn một lớp vật liệu chống thấm mỏng trên bề mặt bể.

Để khô và tiến hành thi công bước tiếp theo.

Bước 4: Tiến hành quét lớp sơn phủ.

  • Lớp phủ và lớp lót liên kết tăng độ bám dính của vật liệu lên bề mặt bể xử lý nước thải.
  • Thi công bằng cọ, con lăn hay máy phun lên trên lớp lót ở bước 3.
  • Thực hiện 2 – 3 lớp, sau khi sơn mỗi lớp đều cần phải để khô trước khi thực hiện lớp tiếp theo.
  • Chú ý: lớp phủ thứ 2 cần thực hiện vuông góc với lớp thứ nhất.

Bước 5: Bảo dưỡng.

  • Công tác bảo dưỡng sau thi công đảm bảo cho tuổi thọ cho bể nước.
  • Chọn vật liệu chống thấm nhanh khô, không cần cấp ẩm để đảm bảo thời gian bảo dưỡng ngắn, không gây ảnh hưởng đến công tác, sản xuất.

Cách chống thấm bể chứa hóa chất an toàn, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật:

Bể chứa hóa chất phải tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên trong những hóa chất như HCl, NaOH, H2SO4, nước tẩy,…rất dễ ăn mòn bể chứa và gây rò rỉ hóa chất ra môi trường bên ngoài.

Nhằm phòng ngừa tình trạng thấm hóa chất, các phương pháp và vật liệu chống thấm bể chứa hóa chất phải tối ưu nhất, xử lý tốt nhất ngay từ khi bắt đầu xây dựng và trước khi đưa hóa chất vào sử dụng.

Bể chứa hóa chất?

Là loại bể chứa các loại hóa chất chuyên dùng, bể chứa này hay được dùng ở các nhà máy sản xuất công nghiệp, nhà máy xử lý nước thải công nghiệp.

Bể chứa này dùng để chứa các loại nước thải, hóa chất sinh ra trong công đoạn xử lý…thường là những hóa chất độc hại, có tính ăn mòn cao, nếu bị rò rỉ ra môi trường sẽ gây nguy hiểm đối với con người, sinh vật.

Vì thế, cần thực hiện chống thấm bể chứa hóa chất tốt nhất để đảm bảo không xảy ra các sự cố tiêu cực xảy ra.

Vật liệu, hóa chất chống thấm cho bể chứa hóa chất:

Có thể dùng các hóa chất sau để chống thấm cho bể chứa hóa chất:

  • SikaTop Seal 107, Sikatop Seal 109.
  • Aquafin 2k, Penetron Admix.
  • Lớp Phủ Tinh Thể Thẩm Thấu Penetron, Seal Coat.
  • Brushbond FLXIII, Mixseal 230, Nitocote CM210…

Quy trình thi công chống thấm bể chứa hóa chất thực hiện theo 4 bước:

cach-chong-tham-be-xu-ly-nuoc-thai
Cách chống thấm bể xử lý nước thải chuyên nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt bể.

Đối với bể chứa hóa chất mới: làm sạch bề mặt bằng vòi nước, và các dụng cụ cần thiết để làm sạch bụi bẩn, vụn bê tông, gạch…Đi kèm là cấp ẩm cho bê tông với độ ẩm đúng tiêu chuẩn tương ứng với từng vật liệu chống thấm.

Đối với bể chứa hóa chất cũ: vệ sinh bề mặt bể sạch sẽ, làm sạch các mảng hóa chất cũ bám dính trên mặt bể. Tiến hành cạo sạch vữa chết và tạo bề mặt mới bằng lớp vữa chuyên dụng.

Đối với các vết nứt, vết bọng rỗng bê tông phải được xử lý hoàn hảo và bằng phẳng.

Luôn đảm bảo bề mặt bể chứa hóa chất sạch sẽ trước khi tiến hành thi công để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bước 2: Tiến hành sơn lớp lót lên bề mặt bể chứa hóa chất.

  • Thi công lớp lót cho bề mặt bể chứa hóa chất bằng cách trộn Sikatop Seal 107 và Sikatop Seal 109 theo hướng dẫn sử dụng.
  • Có thể dùng máy trộn để đạt được độ sánh mịn tốt nhất.
  • Dùng bay thép phủ đều hỗn hợp lớp lót lên bề mặt bể chứa hóa chất, để khô ráo.

Bước 3: Tiến hành thi công lớp xử lý chống thấm.

Dùng lưới thủy tinh gia cố để có được hệ thống chống thấm bể chứa hóa chất bền vững.

Phủ thêm một lớp vật liệu Composite lên trên bề mặt sau khi thi công nhằm tăng khả năng chống thấm.

Bước 4: Bảo dưỡng bề mặt bể chứa hóa chất trong quá trình sử dụng.

  • Công đoạn bảo dưỡng chống thấm sau khi thi công là quá trình không thể thiếu.
  • Cần cấp ẩm giúp cho bề mặt bể không khô quá nhanh, đặc biệt khi thi công chống thấm các bể mới.

Liên hệ dịch vụ chống thấm bể nước, bể chứa hóa chất, bể xử lý nước thải qua HOTLINE 0906.765.021 – 0911.048.049.

Điện Nước Hưng Thịnh – Đơn vị chống thấm bể nước chuyên nghiệp, uy tín:

Điện Nước Hưng Thịnh là một trong những dịch vụ chống thấm bể nước ngầm, chứa hóa chất, bể xử lý nước thải uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại TPHCM, Bình Dương, Biên Hòa.

  • Chúng tôi sở hữu đội ngũ kỹ sư chuyên viên lành nghề và áp dụng công nghệ chống thấm mới nhất với hàng ngàn dự án trên khắp cả nước cũng như nước ngoài.
  • Khi đến với dịch vụ của chúng tôi, mọi quyền lợi của khách hàng để được đảm bảo cam kết.
  • Chúng tôi luôn trực tiếp khảo sát và tư vấn cho khách hàng về mức độ thấm của bể chứa và đề xuất phương án chống thấm hiệu quả.
  • Điện Nước Hưng Thịnh luôn thi công với chi phí dịch vụ hợp lý, tiết kiệm tối đa ngân sách cho khách hàng mà chất lượng luôn đảm bảo.
  • Luôn đảm bảo quá trình thi công đúng tiến độ.
  • Chống thấm triệt để 100%, cam kết không thấm lại.
  • Hiệu quả chống thấm duy trì lâu dài, bảo hành hiệu quả lên đến 12 năm.
Dịch vụ chống thấm bể nước tại nhà chuyên nghiệp

Báo giá dịch vụ chống thấm bể chứa nước tại Điện Nước Hưng Thịnh:

Tùy vào phương pháp thi công, hạng mục, vị trí chống thấm của bể chứa mà mỗi hạng mục thi công sẽ có giá cả khác nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí chống thấm:

Bể nước được chống thấm với nhiều mức độ khác nhau, tùy vào nhiều yếu tố mà chi phí chống thấm cũng khác nhau bởi:

  • Mức độ hư hỏng cần sửa chữa và chống thấm.
  • Phạm vi cần thi công chống thấm là một phần hay toàn bể.
  • Vật liệu được sử dụng chống thấm.
  • Loại bể cần được chống thấm khác nhau.
  • Số lượng thợ tham gia chống thấm…

Căn cứ vào các yếu tố trên mà bể nước có thể được chống thấm với nhiều chi phí khác nhau. Nhưng mức chi phí chênh lệch không quá nhiều.

Chính vì vậy, Điện Nước Hưng Thịnh luôn báo giá chính xác và chi tiết cho khách hàng sau khi thợ khảo sát tình trạng thấm của bể nước.

Đơn giá chống thấm bể nước tại Điện Nước Hưng Thịnh:

Dưới đây là bảng báo giá dịch vụ chống thấm bể chứa của Điện Nước Hưng Thịnh, quý khách có thể tham khảo. Báo giá thực tế dựa vào kết quả sau khảo sát tại nhà.

Hạng mục Đơn giá (Vnđ/m2)
Chống thấm bể sinh hoạt. 350.000
Chống thấm bể hóa chất. 300.000
Chống thấm bể xử lý nước thải. 300.000
Chống thấm bể chứa đặc biệt. 500.000
– Chỉ là phí nhân công, chưa bao gồm chi phí vật liệu và các phí phụ kiện khác.

– Chưa bao gồm phí %VAT

Báo giá chống thấm bể nước mới nhất

Địa chỉ công ty chống thấm các loại bể chứa của Điện Nước Hưng Thịnh:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KỸ THUẬT HƯNG THỊNH

  • MST: 0315227773
  • Địa chỉ: 123 Phan Đình Phùng, phường 17, quận Phú Nhuận, hồ chí minh
  • CN Bình Dương: 111/158 đường ĐT743C, khu phố Đông Ba, Phường Bình Hòa, TX Thuận An, Bình Dương
  • CN Thủ Đức: 215/108 đường số 9, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, TPHCM
  • CN Biên Hòa: 275/212 Nguyễn Ái Quốc, Phường Trung Dũng, Thành phố Biên Hoà
  • Hotline: 0906.765.021 – 0911.048.049
  • Email: tanthinh1986@gmail.com

Nếu các bạn đang thắc mắc một số vấn đề liên quan đến các phương pháp chống thấm, các bạn có thể liên hệ ngay cho công ty chống thấm tại ĐIỆN NƯỚC HƯNG THỊNH theo thông tin trên. Nhân viên chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn cách chống thấm bể nước đơn giản hiệu quả tại nhà cho bạn hoàn toàn miễn phí.